Tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục
Đoạn đường từ Voi Phục (Ba Đình, Hà Nội) đến Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) nằm trên dự án tuyến đường Vành đai 1 với tổng mức đầu tư hơn 7.779 tỷ đồng. Với bình quân chi phí làm một mét đường ở tuyến đường này gồm giải tỏa và xây lắp là 3,5 tỷ đồng, đây là mức giá kỷ lục mới được xác lập.
ự án xây dựng tuyến đường theo chỉ giới đường đỏ đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục với chiều dài 2.274 m, mặt cắt ngang B = 50m, diện tích khoảng 153.341 m2 (bao gồm 2 cầu vượt trực thông theo hướng đường Vành đai 1 tại các nút Giảng Võ - Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh), sẽ được Hà Nội bắt đầu triển khai và phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành.
Nút thắt cổ chai Trường Chinh
Dự án đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng (đường Trường Chinh) được khởi công từ tháng 10/2013, với tổng mức đầu tư gần 2.600 tỷ đồng. Theo tính toán, mỗi mét chiều dài tuyến đường này có giá gần 1,3 tỷ đồng. Dự án mở rộng đường Trường Chinh ban đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2015 nhưng chậm tiến độ do chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng.
Dự kiến số tiền chi trả cho các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng trên đường Trường Chinh sẽ vào khoảng 800 tỷ đồng. Hiện chủ đầu tư và các cơ quan chức năng đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc GPMB với chiều dài 633m. Tuyến đường này thường xuyên xuất hiện cảnh tượng ùn tắc bất kể thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Trong năm 2018, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai đoạn còn lại của tuyến đường này.
Cầu cạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long
Được khởi công từ 6/1/2018, Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 thành phố Hà Nội. Dự án có tổng chiều dài hơn 5,3 km, trong đó chiều dài cầu cạn là gần 4,9 km và tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng. Dự án được thiết kế bốn làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75m, hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa... đảm bảo cho xe chạy với vận tốc 100 km/h. Khi đưa vào vận hành sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm ùn tắc giao thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế khu vực phía Tây thủ đô Hà Nội, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Đường Phạm Văn Đồng
Dự án đoạn đường vành đai 3 dài 5,5 km với điểm đầu là ngã tư Mai Dịch, điểm cuối là phía nam cầu Thăng Long sẽ thực hiện mở rộng đường hiện tại (mỗi bên 3 làn xe) thành mỗi bên 6 làn xe (4 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp), theo tiêu chuẩn tuyến đường đô thị chính cấp I.
Trong tổng mức đầu tư 3.113 tỉ đồng của Dự án có 1.824 tỉ đồng dành cho giải phóng mặt bằng với 796 hộ dân, 55 cơ quan bị thu hồi đất.
Cầu vượt Nghi Tàm
Dự án này sẽ khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao An Dương, Thanh Niên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối nhanh giữa trung tâm chính trị Ba Đình với cửa ngõ hàng không quốc tế Nội Bài thông qua cầu Nhật Tân...
Tổng mức đầu tư của hơn 311 tỷ đồng. Cầu dài 271 m, rộng 10 m, được xây dựng trực thông theo hướng đường Yên Phụ - Nghi Tàm.
Đường Nguyễn Chí Thanh
Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh dài 1,8 km có điểm đầu từ nút giao với Kim Mã, đến điểm cuối nút giao với đường Láng cắt ngang đường La Thành, Huỳnh Thúc Kháng đã được Hà Nội quyết định xén bớt giải phân cách, di dời cây xanh để mở rộng lòng đường. Hiện việc thi công mở rộng lòng đường của tuyến đường "đẹp nhất Việt Nam" này đang hoàn thành.
Dải phân cách cũ có bề ngang là 20m sẽ được thu hẹp xuống còn 4,4m sau khi cắt xén hơn 15m từ nút giao Láng đến nút giao Đê La Thành mở thành 4 làn đường phục vụ giao thông đi lại. Đây cũng là tuyến được có 10 làn xe của Hà Nội, góp phần giảm ùn tắc và tạo kết nối cho khu vực các quận nội đô với các quận, huyện khác của Thủ đô.
Tiền phong
Từ Cafef
Nhận xét
Đăng nhận xét