Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa, tay chơi mới trên thị trường M&A

Sau thương vụ M&A thâu tóm đình đám Dự án Sky Park Residence (Cầu Giấy, Hà Nội) của Công ty Licogi 16, giới đầu tư bất động sản Thủ đô bắt đầu để ý đến một cái tên mới: Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa.Tong cong ty Xay dung Thanh Hoa, tay choi moi tren thi truong M&A

Dự án khách sạn 4 sao Mercure vẫn chưa thể hoàn thành sau thời gian dài khiến nhiều người hoài nghi về năng lực tài chính của chủ đầu tư. Ảnh: Nguyễn Thành

(ĐTCK) Sau thương vụ M&A thâu tóm đình đám Dự án Sky Park Residence (Cầu Giấy, Hà Nội) của Công ty Licogi 16, giới đầu tư bất động sản Thủ đô bắt đầu để ý đến một cái tên mới: Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa.

Liên tiếp thâu tóm dự án mới

Doanh nghiệp xứ Thanh khiến nhiều tên tuổi lớn trong ngành bất động sản Thủ đô ngạc nhiên với thương vụ thâu tóm Dự án Sky Park Residence của Công ty Licogi 16. Được biết, thương vụ này do Công ty Sohovietnam làm cô mối.

Giá trị thương vụ được tiết lộ sau đó trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2014 của Licogi 16 là 143 tỷ đồng. Chi phí mà theo đại diện Licogi 16, tương đương với mức giá xây dựng dở dang mà đơn vị này đã bỏ ra để đầu tư ban đầu cho dự án.

Mặc dù về tay chủ mới đã khá lâu, nhưng Sky Park Residence chỉ mới thực sự gây chú ý trong vài tháng trở lại đây, bởi tốc độ thi công khá nhanh và do một ông lớn trong ngành tư vấn là Savills Việt Nam phân phối độc quyền với mức giá thuộc top cao nhất khu vực phía Tây Hà Nội, lên tới 40 - 46 triệu đồng/m2.

Sau thương vụ “đánh tiếng” trên, theo tìm hiểu của , Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa tiếp tục gây chú ý với giới địa ốc Hà Nội khi mua đứt lô đất số 9 Phạm Hùng, (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) - một lô đất vuông vắn, mặt tiền lớn, tổng không gian ước tính khoảng vài nghìn m2 (giá trị thương vụ chưa được tiết lộ).

Lô đất này trước đây vốn thuộc sở hữu của Công ty Bia rượu Eresson. Hiện tại, chủ mới đang tạm thời sử dụng để làm nhà mẫu Dự án Sky Park Residence. Tuy nhiên, khả năng cao nơi đây sẽ sớm được thay thế bằng một dự án bất động sản uy tín.

Ngoài việc thâu tóm 2 dự án đất vàng tại khu phía Tây Hà Nội, được biết, Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa còn đang sở hữu dự án khách sạn 4 sao Mercure tại số 9 Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội). Để thực hiện thương vụ này, doanh nghiệp xứ Thanh đã chi hơn 100 tỷ đồng.

Muốn ngồi chiếu trên

Trao đổi với phóng viên về việc nhiều dự án bất động sản có mức giá cao đột biến sau M&A, ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, thông thường, các vụ M&A trong bất động sản diễn ra với một mô tuýp chung, đó là mua của người chán, bán cho người thèm.

Tức là các chủ đầu tư sẽ thường mua lại dự án với mức giá thích hợp hoặc giá rẻ, sau đó cơ cấu lại sản phẩm, gia tăng dịch vụ, tiện ích, hoặc chủ đầu tư nhận thấy khu vực mà dự án đứng chân đang có mặt bằng giá cao, cơ sở hạ tầng tốt, nên đặt ra mức giá cao.

Ngoài ra, việc chủ đầu tư đưa ra mức giá cao chót vót còn là cách để đánh bóng thương hiệu, xác lập danh tiếng, vị thế. Tuy nhiên, theo nhận định của không ít quý khách, việc đưa ra mức giá cao chót vót cũng giống như việc doanh nghiệp chơi dao, rất dễ bị đứt tay, nhất trong trong bối cảnh phân khúc nhà cao cấp đang dư cung như hiện nay, trong khi thương hiệu chủ đầu tư chưa có nhiều.

Là doanh nghiệp mới toanh, thương hiệu chưa được khẳng định, nên việc Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa muốn khẳng định thương hiệu của mình qua dự án đầu tay trên đất Thủ đô là dự án bất động sản cao cấp là điều dễ hiểu.

Một chuyên gia nhận định, lĩnh vực mới đồng nghĩa với việc ít trải nghiệm, nhưng chưa chắc chủ đầu tư đã non tay. Để đánh giá việc một doanh nghiệp mới có khả năng thành công hay không, sản phẩm có tốt hay không, nên nhìn vào tư duy quản trị doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh trước đó của họ.

Với Sky Park Residence, câu trả lời về chất lượng sản phẩm, dịch vụ có tương xứng với mức giá trên hay không còn phải một thời gian nữa mới có thể kết luận chính xác. Tuy nhiên, nếu nhìn vào quá khứ của chủ đầu tư, không ít quý khách sẽ băn khoăn với nhiều câu hỏi.

Cụ thể, cách đây vài năm, nhiều hộ dân tại Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh, dù đã mua đất và về sinh sống hơn 10 năm, nhưng họ vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Điều đáng nói, chủ đầu tư đã nhiều lần phớt lờ các kết luận thanh tra và chây ỳ trong việc thực hiện làm sổ đỏ cho quý khách.

Trong khi đó, tại Dự án khách sạn Mercure, được khởi động từ năm 2014, nhưng theo ghi nhận mới nhất của phóng viên tại hiện trường cho thấy, dự án này vẫn đang trong trạng thái ngủ đông.

Hotline : 0966.43.45.46

Theo Đức Thành

VietBao.vn

Nhận xét